Lệch lạc (xã hội học)
Lệch lạc (xã hội học)

Lệch lạc (xã hội học)

Chủ nghĩa thực chứng
Chủ nghĩa phản thực chứng
Thuyết chức năng · Thuyết xung đột
Middle-range · Thuyết phê phán
Xã hội hóa
Định lượng · Định tính
Computational · Dân tộc ký
Đô thị · Giai cấp · Tội phạm
Văn hóa ·Lệch lạc ·Nhân khẩu học
Giáo dục ·Kinh tế ·Môi trường
Gia đình ·Giới ·Sức khỏe
Công nghiệp ·Internet ·Pháp luật
Y tế ·Chính trị · Di động xã hội
Chủng tộc & dân tộc · Rationalization ·Tôn giáo
Khoa học ·Thế tục ·Mạng lưới xã hội
Tâm lý học xã hội học ·Phân tầng xã hội
Sự lệch lạc, hay còn gọi là Sự lầm lạc, Hành vi lệch lạc, (tiếng Anh: deviance hoặc deviant behavior) là một khái niệm của xã hội học được định nghĩa là sự vi phạm có nhận thức các tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng của một nhóm hay của xã hội. Các tiêu chuẩn văn hóa và kỳ vọng định dạng một dải rộng các hoạt động của con người nên khái niệm sự lệch lạc cũng mang nghĩa rộng tương ứng. Một dạng hiển nhiên của lệch lạc là tội phạm, sự vi phạm các quy pscchạm được ban hành chính thức thành luật pháp. Ngoài ra nó còn là rất nhiều những dạng không tuân thủ tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng khác ở rất nhiều mức độ từ ôn hòa đến cực đoan. Sự lệch lạc thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực tuy nhiên những cá thể bị tách riêng ra khỏi nhóm do sự tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn văn hóa lý tưởng trong một chừng mực nào đó cũng là một dạng của lệch lạc. Điều này là do sự khác nhau giữa văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế, trên thực tế, hầu như tất cả mọi cá nhân đều không hội đủ các tiêu chuẩn của văn hóa lý tưởng và nếu một cá nhân trong nhóm trở nên vượt trội trong việc đó thì anh ta sẽ thành "'người lên mặt đạo đức, ít nhất cũng có phần lệch lạc". Nhưng những người không bị mắc chứng bệnh đến tâm lý và thần kinh thì không phải là người lệch lạc.[1]